Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Ai có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là những “miếng lót” hấp thu xung động nhằm bảo vệ hệ thống xương của xương sống (đốt sống). Đĩa đệm nằm ở khe giữa 2 cột sống có lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy. Do tính đàn hồi, đĩa đệm giữ chức năng như lớp giảm xóc, ngăn ngừa cột sống khỏi những chấn thương. Những người ở 30 tuổi trở lên có đĩa đệm giảm đi độ mềm mại, cấu trúc nhân nhầy bị cứng và vòng sụn ở ngoài bị xơ hoá, nứt có thể rách. Với tác động mạnh, nhân nhầy có thể qua chỗ rách, thoát vị ra ngoài, đồng thời chui vào cột sống, chèn ép rễ thần kinh tạo ra những cơn đau vùng cột sống.
Hình ảnh
Có thể bạn quan tâmBệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết thoát vị đĩa đệm là những cơn đau ở cột sống. Tùy từng vị trí đĩa đệm thoái vị, người bệnh sẽ nhận thấy những triệu chứng khác.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: đau dọc vùng gáy, đau mỏi lan rộng từ bả vai đến cánh tay, cảm giác tê dọc cánh tay bàn tay. Cơ lực tay của người bệnh sẽ giảm dần, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường như nắm, cầm, vác, xách…
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: các cơn đau âm ỉ, liên tục vùng thắt lưng. Khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh, các cơn đau sẽ càng tăng, đau dọc vùng mông kéo xuống chân, gây tê bì, hạn chế trong cử động cột sống như mất khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp…
Hệ quả của thoát vị đĩa đệm 
Với người cao tuổi khi xuất hiện triệu chứng của thoát vị đĩa đệm nếu không kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Đối với người trẻ tuổi cũng không nên chủ quan, bởi những triệu chứng đau thắt lưng, đau dọc vùng vai gáy sẽ dấn tới mắc nhiều bệnh lý khác cũng nhưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh gây nên hiện tượng đau hoặc tê.
Nếu đĩa đệm chèn ép tủy cổ, người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt.
Trường hợp bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng dễ dẫn đến rối loạn cơ tròn khiến người bệnh không thể tự chủ trong việc đại tiểu tiện. Nguy cơ teo cơ, mất khả năng lao động và vận động là rất cao.
Đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm
Tại nước ta, thoát vị đĩa đệm trở thành một bệnh thường gặp nhất ở những người trưởng thành, chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số. Nếu như trước đây bệnh chỉ phổ biến ở những người lớn tuổi thì ngày nay, do thói quen sinh hoạt, làm việc, những người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh lý này rất cao.
1. Nhóm người cao tuổi
Người cao tuổi luôn là nhóm đối tượng các bệnh liên quan tới xương khớp tìm đến. Ở nhóm người này cấu trúc xương khớp đã bắt đầu suy yếu, thiếu chất dẫn đến quá trình lão hóa diễn ra nhanh. Do áp lực lên đĩa đệm cũng lớn, bao xơ đĩa đệm yếu dẫn đi lúc này thoát vị xảy ra chỉ là thời gian.
2. Nhóm người lao động phổ thông
Do làm việc vất vả phải khuân vác nặng nhọc lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do sai tư thế lao động. Khi cường độ làm việc quá lớn tác động tới đĩa đệm, nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ thoái vị ra ngoài gây chèn ép các dây thần kinh tủy sống, điều này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
3. Nhóm người ngồi lâu
Người làm công việc đặc thù đứng hoặc ngồi nhiều trong một tư thế quá lâu như: sinh viên ngồi học nhiều sai tư thế và có lối sống thụ động, lễ tân, tài xế, thợ may, giáo viên, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán… Đặc biệt là giới văn phòng thường xuyên ngồi làm việc hàng giờ bên máy tính nên hạn chế vận động.
4. Nhóm người thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học như: gối đầu quá cao trong khi ngủ, đeo túi nặng lệch ở một bên trong thời gian dài. Vận động viên thể thao, diễn viên múa với đặc thù nghề nghiệp chuyển đổi tư thế đột ngột và liên tục… Nhóm người này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới đĩa đệm và gây ra thoái hóa thoát vị đĩa đệm.
5. Nhóm người mắc bệnh bẩm sinh cột sống 
Người mắc các bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo, gai cột sống…. Ngoài ra, các chấn thương va đập do tai nạn hoặc trong lúc chơi thể thao nhưng không chữa trị triệt để có thể gây ra các tổn thương lâu dài ở cấu trúc đĩa đệm cột sống.
6. Nhóm người thừa cân, béo phì
Đối tượng thừa cân, béo phì khiến cột sống thắt lưng bị quá tải dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nguyên nhân là khi trọng lượng càng tăng càng khiến cột sống phải chịu đựng nhiều áp lực, đĩa đệm nhanh bị thoái hóa và tổn thương.
Chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc hay phẫu thuật
Khi bệnh mới khởi phát, nếu điều trị đúng hướng thì cơ hội phục hồi cao. Ngược lại, nếu chậm trễ hoặc tiếp cận sai phương pháp, tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Để tránh những biến chứng khó lường, tốt nhất những người trẻ bị thoát vị đĩa đệm hoặc đang gặp phải những dấu hiệu nghi ngờ cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau hoặc kháng viêm vì chúng có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
Có thể bạn quan tâmChữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt
Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa lành tự nhiên các vấn đề về xương khớp phổ biến trên thế giới. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ tiến hành chỉnh sửa đốt sống người bệnh về đúng vị trí ban đầu, giảm áp lực lên đĩa đệm, giải phóng các chèn ép lên dây thần kinh. Từ đó, cơ thể sẽ phục hồi theo cơ chế tự nhiên, chấm dứt triệt để cơn đau mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
Ngoài ra để tăng khả năng phục hồi của cột sống và rút ngắn thời gian điều trị, các bác sĩ sẽ kết hợp cho bệnh nhân điều trị với các thiết bị giảm áp và phục hồi chức năng như máy vận động trị liệu tích cực ATM2, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, tia Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave…
Đặc biệt với liệu trình trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack được xem là cách chữa bệnh bảo tồn, không dùng thuốc, không phẫu thuật nhưng vẫn mang lại hiệu quả lâu dài cho các trường bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vùng lưng nặng đang mất dần khả năng vận động.
Nguồn tham khảo
https://news.zing.vn/kham-dau-cot-song- ... 26160.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét