Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Làm sao để giảm triệu chứng đau cổ?

Hội chứng đau cổ rất hay xảy ra và có thể do nhiều lý do khác nhau, bao gồm căng cơ, bong gân, những khớp đốt sống nghẽn, thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh bị chèn ép và các căn bệnh như viêm xương khớp.Căn nguyên thông thường nhất của chứng đau cổ là do tư thế sai trong khi ngồi làm việc, lái xe, tập luyện thể thao hoặc ngủ trên giường ban đêm. Tư thế không đúng kết hợp với sự căng thẳng (gây co thắt cơ) là nguyên nhân gây đau cổ kinh niên. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đau cổ có thể được xử lý tại nhà với thông tin chính xác. Chỉ các trường hợp đau dai dẳng (hoặc nghiêm trọng mới cần điều trị chuyên khoa.

1. Kiên nhẫn và nghỉ ngơi.
Hình ảnh
Cổ là nơi tập hợp các xương, khớp, dây chằng, dây thần kinh, cơ và mạch máu. Như vậy, có nhiều bộ phận có thể gây đau nếu bạn cử động cổ sai cách hoặc bị một số chấn thương như chấn thương cổ do bị giật đột ngột. Cơn đau cổ có thể đến rất nhanh, nhưng đôi khi cũng có thể biến mất cũng nhanh như vậy (mà không cần điều trị) vì cơ thể có khả năng tự chữa lành kỳ diệu. Vì thế, bạn hãy kiên nhẫn trong vài tiếng khi bị đau cổ, tránh tất cả các hoạt động căng thẳng hoặc kích thích và giữ thái độ lạc quan.
Các triệu chứng cho thấy bạn nên tìm sự chăm sóc y tế bao gồm: chứng đau cổ nghiêm trọng diễn tiến xấu, yếu cơ và/ hoặc mất cảm giác ở cánh tay, đau nhói đầu, mắt mờ, mất thăng bằng và/ hoặc buồn nôn.
Để yên cho cái cổ cứng và đau của bạn được nghỉ ngơi là một ý tốt, nhưng giữ cổ bất động hoàn toàn bằng vòng đệm cổ là việc không được khuyến nghị trong phần lớn các trường hợp chấn thương vì điều này sẽ làm yếu cơ và hạn chế cử động của các khớp. Ít nhất thì việc cử động cổ nhẹ nhàng là cần thiết để kích thích lưu thông máu và giúp cổ lành lại.
Nếu chứng đau cổ có liên quan đến việc tập luyện, có lẽ bạn đã tập quá mạnh hoặc không đúng động tác – bạn nên nói với huấn luyện viên.

2. Dùng liệu pháp chườm lạnh cho cơn đau cấp tính.
Hình ảnh
Chườm lạnh là một liệu pháp hiệu quả cho mọi chấn thương cơ- xương cấp tính (mới xảy ra), kể cả đau cổ. Nhiệt độ lạnh (có thể là đá lạnh, túi chườm lạnh hoặc các túi rau củ đông lạnh) có thể đắp lên chỗ đau nhất trên cổ để giảm sưng và đau. Độ lạnh khiến các mạch máu co lại, giúp giảm sưng và làm tê các sợi thần kinh nhỏ. Cứ cách mỗi tiếng chườm lạnh trong khoảng 15 phút trong vòng 3 hoặc 4 tiếng đầu tiên sau chấn thương, sau đó giảm số lần chườm khi đã bớt đau và sưng.
Việc ép đá lạnh vào cổ bằng băng co giãn cũng sẽ có tác dụng chống viêm, nhưng cần cẩn thận đừng để sự lưu thông máu bị chặn hoàn toàn.
Bọc vật lạnh trong khăn mỏng để tránh kích thích da hoặc bị bỏng lạnh.
Chứng đau cấp tính thường xảy ra dưới một tuần, nhưng có thể chuyển thành đau mãn tính nếu kéo dài dai dẳng trong vài tháng hoặc hơn.
Nhớ rằng liệu pháp lạnh có thể không thích hợp để chữa chứng đau cổ kinh niên (lâu ngày), bao gồm sưng viêm – liệu pháp nóng ẩm có thể giúp giảm đau nhiều hơn.

3. Đắp nhiệt ẩm để chữa chứng đau kinh niên. 
Nếu chứng đau cổ của bạn trở thành kinh niên (kéo dài trong vài tháng hoặc hơn) đồng thời có cảm giác cứng và nhức hơn là viêm và đau, bạn nên tránh dùng liệu pháp lạnh mà thay vào đó là đắp nhiệt ẩm. 1Túi thảo mộc có thể dùng trong lò vi sóng được thiết kế để chữa đau cổ và có hiệu quả trong việc thư giãn các cơ bị căng, giảm nhức ở các khớp đốt sống, đặc biệt là các sản phẩm kết hợp liệu pháp mùi hương (như oải hương hoặc hương thảo). Không như cơn đau cấp tính ở cổ, tình trạng cứng cổ lâu ngày sẽ được cải thiện nhờ tăng sự lưu thông máu bằng sức nóng. Mỗi lần đắp túi thảo mộc khoảng 20 phút, tối đa 3 lần mỗi ngày.
Một cách khác, bạn có thể ngâm cổ và vai đau nhức lâu ngày trong bồn tắm nước nóng với muối Epsom trong khoảng 20 phút. Nước nóng giúp tăng tuần hoàn, và loại muối giàu ma-giê có tác dụng giảm căng thẳng ở gân và dây chằng giúp bớt đau và cứng khớp.
Đắp nhiệt ẩm lên cổ ngay trước khi thực hiện bài tập kéo giãn cơ (xem bên dưới) là một ý tưởng hay trong phần lớn các trường hợp, vì liệu pháp này sẽ khiến các cơ mềm dẻo hơn và giảm khả năng trở nên căng thẳng.
Dùng thuốc giảm đau trong thời gian ngắn. Cân nhắc uống các loại thuốc không kê toa không chứa steroid và có tác dụng kháng viêm (NSAID) như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin để chữa chứng đau cổ cấp tính, nhưng tốt nhất chỉ nên dùng như một giải pháp tạm thời để chữa đau và viêm. Những loại thuốc này có thể có hại cho dạ dày và thận, do đó cố gắng không dùng quá 2 tuần mỗi đợt. Luôn nhớ rằng aspirin và ibuprofen không thích hợp cho trẻ nhỏ.
Nếu cảm thấy cổ bị cứng hơn là sưng, bạn có thể thử uống các loại thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen (Tylenol), không gây rối loạn dạ dày nhưng có thể ảnh hưởng đến gan.
Nếu các cơ bị co thắt là yếu tố chính khiến bạn bị đau cổ (thường do chấn thương cổ vì cử động đột ngột), bạn có thể cân nhắc uống thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine, nhưng đừng bao giờ uống cùng lúc với các loại thuốc NSAIDs. Kiểm tra xem gần nơi bạn ở có bán thuốc giãn cơ không kê toa không.
Nói chung, cảm giác đau nhức thường biểu thị các cơ co thắt, còn cơn đau nhói khi cử động thường do chấn thương khớp/ dây chằng.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau dây thần kinh tọa?

Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng chức năng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đau thần kinh tọa.
Bệnh có được nhanh hết hay không, một phần cũng nhờ những chất dinh dưỡng mà người bệnh đưa vào cơ thể. Để biết đâu là các thức ăn nên ăn và kiêng ăn khi mắc đau thần kinh tọa, mọi người hãy cùng theo dõi bài viết nhé.
Hình ảnh

Người đau thần kinh tọa nên ăn gì?

Đau thần kinh tọa thường gây ra các cơn đau từ lưng kéo dài xuống chân ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị với thuốc và các phương pháp trị liệu, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp hỗ trợ giảm viêm, giảm đau và phục hồi tốt hơn. Các chất mà người bị đau thần kinh tọa nên bổ sung cho cơ thể đó là:

1 – Vitamin B6
Vitamin B6 có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và các chất dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ rất lớn đến hoạt động của trung tâm thần kinh. Từ đó giúp giảm đau thần kinh tọa và chữa lành những thương tổn của dây thần kinh này.
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 mà người bệnh đau thần kinh tọa nên ăn như thịt gia cầm, đậu nành, quả óc chó, hạt hướng dương, bơ đậu phộng, rau bina, cà chua, chuối…

2 – Vitamin B9
Vitamin B9 thường được gọi là axit folic có tác dụng quan trọng trong việc tạo máu và tái tạo các tế bào. Ngoài ra, vitamin B9 còn tác động tốt đến sự tổng hợp DNA và có vai trò rất lớn trong việc hình thành và sự phát triển của các dây thần kinh, giúp giảm đau dây thần kinh tọa.
Những thực phẩm có hàm lượng vitamin B9 cao như đậu Hà Lan, các loại ngũ cốc, rau củ quả như bông cải xanh, củ cải xanh, măng tây, nấm, trái cây như bơ, cam… mà người đau thần kinh tọa nên chú ý bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày.

3 – Vitamin B12
Vitamin B12 có khả năng cải thiện các chức năng của hệ thần kinh rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn góp mặt trong các quá trình tái tạo tế bào, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, phối hợp với chức năng cải thiện hệ thần kinh giúp giảm viêm, giảm đau dây thần kinh hông.
Vitamin B12 có mặt trong các thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, cá hồi, cá ngừ, hải sản, trứng, gan, pho mat…Do đó, người bệnh đau thần kinh tọa sẽ được hỗ trợ tốt hơn nếu bổ sung những thực phẩm này.

4 – Vitamin C
Được biết đến với khả năng nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, vitamin C còn có tác dụng tốt đến hệ thần kinh, giúp chữa lành các tổn thương và cải thiện các hoạt động của dây thần kinh được hiệu quả.
Cần bổ sung vitamin C từ các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, dứa, dưa hấu và các rau củ quả như rau bina, bắp cải, cà chua… để hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa.

Người đau thần kinh tọa không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và cho việc điều trị bệnh, người bệnh đau thần kinh tọa cũng nên chú ý kiêng ăn các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể như:

1 – Muối
Các thức ăn chứa nhiều muối không tốt cho xương khớp và các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó, người bệnh đau thần kinh tọa nên hạn chế dùng muối trong khi chế biến món ăn và tránh xa đồ ăn nhanh vì nó cũng chứa lượng muối cao không tốt cho việc trị bệnh.

2 – Thức ăn nhiều dầu mỡ
Các thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho những cơn đau của người bệnh diễn ra thường xuyên hơn và khả năng gây viêm cao hơn. Ngoài ra, nó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, người bệnh nên tránh xa là tốt nhất.

3 – Rượu bia, thuốc lá, cà phê

Những thực phẩm trên chứa nhiều chất kích kích không tốt cho cơ thể và ảnh hưởng đến sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan, trong đó có xương khớp. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp như viêm khớp , viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,…Đối với những người đau thần kinh tọa thì các chất này sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh, khiến các cơn đau tăng lên.
Để chữa bệnh hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa chế độ dinh dưỡng và các phương pháp điều trị. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến bữa ăn hàng ngày, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ chữa bệnh tốt hơn, từ đó mới nhanh chóng đẩy lùi được căn bệnh.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Cảnh giác triệu chứng chèn ép của dây thần kinh

Dây thần kinh bị chèn ép xuất hiện khi một thứ gì đó tạo sức ép lên dây thần kinh, ví dụ như cấu trúc xương, sụn, cơ và gân. Tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động của dây thần kinh, tạo ra cơn đau kèm theo một số dấu hiệu.

Hình ảnh

Các yếu tố phổ biến khiến dây thần kinh bị chèn ép gồm viêm khớp hay vận động thể chất quá độ. Mang thai cũng làm tăng nguy cơ bị đè nén dây thần kinh do các thay đổi trong cơ thể thai phụ, theo MSN.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng dễ bị chèn ép dây thần kinh hơn người khỏe mạnh. Lượng đường và chất béo cao trong máu có thể làm tổn hại dây thần kinh và các mạch máu nuôi dưỡng chúng, theo Viện nghiên cứu quốc gia về bệnh tiểu đường và hệ tiêu hóa và bệnh thận (Mỹ).
Nếu dây thần kinh chỉ bị chèn ép tạm thời thì các triệu chứng sẽ hết sau khi cơ thể được nghỉ ngơi hay điều trị hợp lý. Tuy nhiên, nếu những áp lực lên dây thần kinh không được kiểm soát thì có thể dẫn đến mãn tính và gây ra những tổn thương vĩnh viễn, các chuyên gia sức khỏe cho biết.
“Hãy liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng của chèn ép dây thần kinh không khỏi”, MSN dẫn lời nhà thần kinh học Ilan Danan tại Viện Cedars-Sinai Kerlan-Jobe (Mỹ).
Dây thần kinh có thể bị chèn ép ở rất nhiều vị trí trên cơ thể, từ cánh tay, bàn tay đến chân. Dù xuất hiện ở đâu nhưng nó vẫn kèm theo các triệu chứng sau:

Có cảm giác như bị kim châm
Chức năng của dây thần kinh là truyền tín hiệu từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Do đó, bất cứ điều gì làm gián đoạn các tín hiệu này đều xuất hiện triệu chứng, tiến sĩ Ilan Danan cho biết.
Cảm giác bị tê như kim châm thường là biểu hiện cho thấy dây thần kinh cảm giác đang bị chèn ép, ông nói thêm.

Cơn đau nhức dữ dội
Điều này xảy ra là do một nơi nào đó gần dây thần kinh bị viêm và sưng, khiến chèn ép lên dây thần kinh. Một nguyên nhân khác là chính dây thần kinh bị viêm. Trường hợp thường gặp nhất là chứng đau thần kinh tọa, theo MSN.

Bị yếu cơ ở một vùng nào đó
Suy yếu cơ bắp thường là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh vận động đang bị chèn ép. Dây thần kinh vận động có nhiệm vụ mang tín hiệu thần kinh từ não đến cơ. Cơ yếu là dấu hiện cho thấy sự kết nối thần kinh đang gặp vấn đề, tiến sĩ Danan nói.
Suy yếu ở một vùng cơ nào đó trong cơ thể có thể dễ gây lầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh khác như đột quỵ, đau tim hoặc đa xơ cứng.
Tuy nhiên, chèn ép dây thần kinh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như khó thở hay gặp vấn đề khi thực hiện các động tác đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nhóm cơ trên cơ thể, theo MSN.

Xem thêmhttp://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/chua-d ... 67853.html