Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Tìm hiểu: Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?

Thoát vị đĩa đệm là vấn đề cột sống không còn xa lạ trong cộng đồng ngày nay,làm người bệnh đối mặt các khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Nguyen nhan thoat vi dia dem xuất phát từ thói quen làm việc và sinh hoạt sai tư thế. Trong các trường hợp, những cơn đau thoát vị đĩa đệm có thể tác động đến chuyện chăn gối vợ chồng. Thiếu sự thõa mãn trong đời sống tình dục là một trong các nguyên nhân thường gặp gây tan vỡ hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, thắc mắc “Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?” nhận được sự quan tâm của nhiều gia đình khi chẳng may vợ hoặc chồng đang bị thoát vị đĩa đệm.


Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến chuyện chăn gối
Trong đời sống vợ chồng, nhu cầu tình dục là không thể nào tránh khỏi trong cuộc sống thường nhật. hằng ngày. Tuy nhiên, khi một trong hai người bị thoát vị đĩa đệm thì đó không phải là vấn đề nhỏ nữa mà khả năng quan hệ bị gián đoạn là chuyện đương nhiên sẽ xảy ra. Người bệnh sẽ phải chịu ảnh hưởng từ những cơn đau nhức, tê buốt ở tay, chân hoặc sống lưng, gây tác động đến tâm lý và ham muốn tình dục của bản thân. Trên thực tế, dây thần kinh kiểm soát chức năng tình dục nằm ở cột sống xương cùng và đã tác động ít nhiều đĩa đệm gây nên ảnh hưởng đến khả năng ham muốn của người bệnh.
Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng sẽ cảm thấy khó khăn và ít hứng thú khi quan hệ. Cơn đau khiến người bệnh sợ hãi chuyện chăn gối . Vì vậy câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không cũng chính là câu hỏi được nhiều người quan tâm và cần được tư vấn.
Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?
Câu trả lời ở đây là có.Tuy nhiên để hạn chế tối đa rủi ro đối với đời sống tình dục của người bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Nên thẳng thắng trao đổi với đối phương về vấn đề của mình, cũng như cảm giác đau đớn để được thông cảm, và hỗ trợ một cách tốt nhất.
Trước khi quan hệ nên tắm nước ấm, mát xa vùng thắt lưng, giãn cơ có thể giảm đau nhức. Đặc biệt, cả hai nên giành nhiều thời gian cho khúc dạo đầu để tăng hưng phấn, quên đi cảm giác đau nhức.
Khi quan hệ, cần tránh các tư thế và động tác ảnh hưởng xấu đến cột sống như cong người, cúi người về phía trước,…
Tránh nằm đệm mềm, nhún thay vào đó có thể chọn đệm cứng hoặc thay đổi địa điểm như sàn nhà, ghế tựa để giúp việc chăn gối mới lạ hơn lại giúp giảm đau nhức cho người thoát vị đĩa đệm.
Có thể nghe nhạc, xem bộ phim lãng mạnh để giải tỏa tâm lý, tránh các căng thẳng tạo tâm lý thoải mái nhất khi quan hệ.
Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm
Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1 – 2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.
Cần chú ý sửa những thói quen đi đứng không đúng hàng ngày
Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được đứng cúi lưng để nhấc vật lên mà phải ngồi xổm xuống, nâng vật lên từ từ.
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không ? và cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm. Hãy ghi nhớ các lưu ý ở trên để có những phút giây tuyệt vời nhất .
Có thể bạn quan tâm
Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không

Chị em thường mang giày cao gót nên cẩn thận

Nếu là phụ nữ, bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình hay bị đau lưng chưa? Đừng đổi thừa cho tính chất công việc phải ngồi 1 chỗ, lái xe trong thời gian dài mà hãy nhìn xuống chân xem bạn có đang đi giày cao gót không? Chúng giúp tôn dáng tốt nhưng đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn phải gánh chịu những cơn đau lưng, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm dai dẳng suốt cuộc đời.
Hình ảnh
Xem thêmĐau cột sống lưng khám ở đâu
Giày cao gót đang “giết chết” cột sống của bạn như thế nào?
Trong một nghiên cứu năm 2014, Hiệp hội Y khoa Podiatric Mỹ (APMA) đã khảo sát 1.000 người lớn ở Mỹ, từ 18 tuổi trở lên. Cuộc khảo sát cho thấy, gần một nửa số phụ nữ (49%) đi giày cao gót, mặc dù đa số những người này (71%) phàn nàn rằng, chính những đôi giày đã làm tổn thương đôi chân của họ.
Bàn chân là trụ đỡ cho mọi tư thế của cơ thể, vì vậy giày cao gót có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống xương khớp của bạn. Jacqueline Sutera - Bác sĩ chuyên khoa về xương khớp, phát ngôn viên của Hiệp hội Y khoa Podiatric Mỹ, nói: "Đi giày cao gót sẽ khiến khớp gối, hông phải căng lên và cột sống oằn ra để duy trì sự cân bằng”. Lâu ngày, phụ nữ sẽ bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống...
Nhiều chuyên gia xác nhận rằng giày cao gót không chỉ làm đau chân mà còn phá vỡ sự liên kết cơ thể của bạn. Đi giày cao gót gây ra sự thay đổi nền tảng của toàn bộ cơ thể, thay đổi sự cân bằng của bạn. Bàn chân trượt về phía trước, tăng trọng lượng lên xương khớp ngón chân và làm cho xương chậu nghiêng về phía trước. Điều này khiến phần thân trên của bạn nghiêng về phía sau để bù đắp, làm tăng áp lực ở lưng dưới, gây áp lực lên cột sống thắt lưng, hông và đầu gối. Giày có gót càng cao, sự căng cơ càng nhiều và hậu quả tiêu cực càng lớn. Áp lực này tác động lên cột sống có thể gây đau từ cổ đến chân, khiến dây thần kinh bị mắc kẹt, gây đau thần kinh tọa và tê xuống chân.
Đi giày cao gót lâu ngày mỏi chân, ảnh hưởng đến cơ học toàn thân và còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống hiện tại. Đặc biệt ở bệnh nhân bị viêm khớp hoặc căng cơ, áp lực lên cột sống có thể làm trầm trọng thêm cơn đau. Nó cũng có thể là kết quả do mỏi chân, ảnh hưởng đến cơ học toàn thân.
Phải làm gì để giảm thiểu nguy cơ đau lưng do đi giày cao gót?
- Đi giày cao gót hợp lý: Bạn nên đi giày thấp hơn 7 cm để ngăn ngừa áp lực và tình trạng đau lưng, hông.
- Mang giày có kích thước phù hợp: Nếu giày quá rộng, chân sẽ trượt về phía trước, tạo thêm áp lực lên các ngón chân. Ngoài ra, nên chọn một chiếc giày hở mũi chân để các ngón chân không bị gò bó quá mức.
- Chuyển sang lựa chọn giày phù hợp: Bạn có thể mang theo dép hoặc giày đế bệt để đi sau khi sử dụng giày cao gót. Đây là những cách giúp chân bạn nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể.
- Sửa sang lại đôi giày: Gót giày rất thời trang nhưng đế của chúng rất cứng và gây đau. Hãy lót thêm một chiếc đế mềm để chân thoải mái hơn.
Đau lưng gây nhiều phiền toái đến cuộc sống. Vậy, làm cách nào để cải thiện tình trạng này?
Phụ nữ nên hạn chế đến mức tối đa việc đi giày cao gót để giữ gìn sự khỏe mạnh của đôi chân cũng như cột sống. Bên cạnh đó, để giúp giảm các triệu chứng đau lưng, không riêng các chị em mà tất cả mọi người cũng nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý. 
Có thể bạn quan tâm:
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt

Các loại thức ăn nào giúp xương khớp khỏe mạnh

Chế dộ ăn uống hàng ngày là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến xương khớp. Dung nạp các dưỡng chất, vitamin, vi khoáng không những giúp xương tăng cường sự dẻo dai linh hoạt, chắc khỏe mà đây còn là một giải pháp ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp, khô khớp hay viêm đa khớp. Vậy ăn gì tốt cho khớp.
Có thể bạn quan tâmĐau cột sống lưng khám ở đâu

Cá là nguyên liệu chứa nhiều protein, acid amin, muối khoáng và nhiều vi lượng cần có cho tiến trình phát triển của cơ thể. Ngoài ra, trong cá còn rất nhiều vitamin A, D, vitamin nhóm B, PP rất hữu ích cho xương khớp khỏe mạnh. Đặc biệt, Omega 3 có trong cá có khả năng giảm sưng, kháng viêm sụn khớp và xương dưới sụn. Một số loại cá nên thêm vào bữa ăn mỗi ngày như cá hồi, cá thu...
Hình ảnh
Đậu nành
Trong đậu nành có chứa Isoflavones và các chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo chưa bão hòa, chất sơ, vitamin và các khoáng chất khác. Các dưỡng chất này có khả năng tăng cường miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, từ đó giúp bảo vệ xương khớp khỏi các dấu hiệu như viêm, sưng, đau.
Hình ảnh
Bí đỏ
Là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có mặt trong các bữa ăn hàng ngày nhưng ít ai biết rằng bí đỏ là một loại thực phẩm rất tốt cho xương khớp . Trong bí đỏ có chứa nhiều Vitamin A, E sẽ giúp bảo vệ xương khớp và chống viêm rất hiệu quả.
Quả Cherry (Anh đào) 
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, quả anh đào là một loại thực phẩm tốt cho người bị các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là bệnh gút. Trong quả anh đào có chứa anthocyanins là hợp chất giúp chống viêm rất hiệu quả.
Hình ảnh
Trà xanh
Trà xanh cũng là một loại thực phẩm giúp trả lời cho câu hỏi “ Ăn gì tốt cho xương khớp ?”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong trà xanh có chứa chất có tác dụng chống oxy hóa đó là Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) ngăn chặn thoái hóa xương khớp cũng như giảm đau, kháng viêm ở người bị các bệnh liên quan đến khớp.
Hình ảnh
Dầu Oliu
Dầu oliu là loại thực phẩm tốt cho xương khớp mà bạn nên sử dụng bởi đây là nguồn dồi dào axit oleic cũng như oleocanthal có tác dụng chống oxy hóa . Thay vì sử dụng dầu ăn thông thường làm nguyên liệu nấu ăn, bạn hãy sử dụng dầu oliu để tăng cường khả năng chống viêm khớp, giúp khớp hoạt động linh hoạt và an toàn hơn.
Hình ảnh
Bông cải xanh
Bông cải xanh có chứa nhiều Vitamin K, C và hợp chất sulforaphane giúp làm giảm nguy cơ liên quan đến các bệnh xương khớp. Ngoài ra nó còn có tác dụng giúp bổ sung canxi cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe, tăng cường sự bảo vệ cho xương khớp.
Hình ảnh
Các loại sữa ít béo
Sữa ít béo (sữa chua, sữa tươi, phomat )là loại thực phẩm cực kỳ hữu ích chống lại đau nhức xương khớp. Chúng chứa một lượng lớn Canxi , Vitamin D giúp làm xương chắc khỏe, rất tốt cho người bị bệnh xương khớp và loãng xương cũng như tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngũ cốc
Ngũ cốc là loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin và khoán chất giúp ngăn ngừa lão hóa và làm chậm quá trình oxy hóa. Chúng cũng được xếp vào nhóm các loại thực phẩm tốt cho xương khớp. Ngoài ra ăn ngũ cốc còn giúp ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường và tim mạch.
Hình ảnh
Nấm
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nấm là thực phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng , làm chậm các quá trình lão hóa, đặc biệt là bệnh thoái hóa xương khớp. Vì vậy bạn nên bổ sung nấm vào chế độ ăn uống mỗi ngày, kết hợp với một số loại rau củ khác như ớt, cà rốt , bông cải ,… để giúp xương dẻo dai hơn.
Hình ảnh
Cà chua
Không chỉ được sử dụng trong các biện pháp chăm sóc da, cà chua còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Hàm lượng vitamin và các hợp chất chống oxy hóa trong loại quả này có khả năng ngăn ngừa lão hóa, giảm đau xương khớp và cung cấp Collagen cho cơ thể.
Hình ảnh
phía trên là những giải đáp nên ăn gì để tốt cho xương khớp? mà bạn có thể tham khảo. dễ thấy đây đều là các loại thức ăn hàng ngày, có thể dễ dàng mua tại siêu thị hay chợ với giá thành khá rẻ. Mặc dù chúng cung cấp nguồn dinh dưỡngrất lớn cho cơ thể cũng như có nhiều công dụng phòng các bệnh về xương khớp rấthữu ich. Một cách khác, bên cạnh việc ăn uống hợp lý bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe xương khớp.
Xem thêm:
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không
Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt

Điều trị thoát vị đĩa đệm ở đâu và như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh thường gặp hiện nay, ảnh hưởng hầu như đến các tầng lớp xã hội. Bệnh có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi, nhưng lứa tuổi càng cao thì nguy cơ thoát vị đĩa đệm càng cao. Một vấn đề người bệnh hay tự đưa ra là “Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu?”. Đây là một câu hỏi hoàn toàn chính đáng. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời bạn nhé.

Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu?
Có nhiều nguyen nhan thoat vi dia dem cột sống, trong đó chủ yếu là do chấn thương cột sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động; tư thế làm việc không đúng cách, thường xuyên phải mang vác nặng gây quá khả ngăng chịu đựng của cột sống …
Ở những người trên 30 tuổi, cột sống bắt đầu thoái hóa đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách khi nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống. Hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng sai tư thế. Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, làm đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, bởi vì chọn nơi điều trị không hợp lý có thể dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc mà nhiều khi kết quả không như ý, thậm chí bệnh nặng thêm và bỏ lỡ cơ hội điều trị.
Có thể bạn quan tâmBệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Thoát vị đĩa đệm có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những phương pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng lâm sàng chưa nặng thì các phương pháp điều trị bảo tồn như nghỉ ngơi, uống thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu… là lựa chọn thích hợp. Khi các phương pháp bảo tồn không còn hiệu quả thì các kỹ thuật ngoại khoa xâm lấn tối thiểu như giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da, tạo hình nhân đệm bằng sóng radio được cân nhắc. Nặng hơn nữa thì mổ nội soi, mổ hở là cần thiết.
Mỗi phương pháp đều có phạm vi chỉ định nhất định, và có những ưu nhược điểm riêng của nó. Nếu thoát vị còn nhẹ mà đã vội vàng đi mổ thì thiệt hại rõ ràng là sự phá vỡ cấu trúc cột sống không cần thiết, chưa nói đến rủi ro phẫu thuật có thể mắc phải. Nhiều khi tác hại của cuộc mổ gây ra lớn hơn lợi ích mà nó mang lại.
Ngược lại, việc kéo dài các phương pháp bảo tồn - trong khi lẽ ra can thiệp ngoại khoa là xác đáng – chỉ làm tốn thời gian và tiền bạc, đôi khi làm lỡ cơ hội điều trị.
Như vậy, việc chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt trước hết phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Lý tưởng nhất là cơ sở y tế có các phương pháp điều trị thích hợp cho mỗi giai đoạn bệnh. Lúc đó bác sỹ sẽ tư vấn các lựa chọn điều trị cho mỗi bệnh nhân. Trên cơ sở tư vấn, bệnh nhân sẽ quyết định chọn phương pháp điều trị tối ưu cho mình.
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do vậy cần tìm hiểu kĩ các thông tin của bệnh để có thể nhận biết và điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm:
Đau cột sống lưng khám ở đâu

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Cứng khớp – chớ xem thường

Cứng khớp xảy ra mỗi khi ngủ dậy hay khi ở lâu một tư thế là triệu chứng phổ biến ở nhiều người, cảnh báo sụn khớp đang bị hư tổn và thoái hóa khớp xảy ra là điều khó tránh khỏi. Việc chủ động chăm sóc sụn khớp từ sớm là giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả đối với phần lớn trường hợp.

Không chủ quan với dấu hiệu nhỏ

Theo Cục Kiểm soát Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC), 80% bệnh nhân xương khớp có biểu hiện hạn chế cử động, đơ cứng khớp - dấu hiệu sớm của tàn phế khớp nếu không điều trị kịp thời. Hiệp hội Lão khoa Mỹ cũng cảnh báo, 64% người bị cứng khớp có nguy cơ gánh chịu hậu quả nặng hơn, thậm chí bị tàn phế trong tương lai.

Ở bệnh nhân xương khớp, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng hay khi ngồi lâu chiếm đến 90%. Cứng khớp buổi sáng nếu kéo dài trên một giờ thường gặp ở bệnh viêm khớp dạng thấp; kéo dài ít hơn nhưng có biểu hiện tăng nặng thì cần cảnh giác vì là dấu hiệu của thoái hóa khớp kèm viêm hoạt mạc khớp và sụn khớp hư tổn. Triệu chứng cứng khớp thường diễn tiến từ từ trong vài tuần đến vài tháng, rồi chuyển sang giai đoạn cứng khớp nặng kèm đau nhức hay khớp kêu lạo xạo.

Thông thường, dấu hiệu cứng khớp dễ xảy ra ở các khớp như khớp bàn tay, cổ tay, gối, hông, cột sống, vai..., và nếu người bệnh không làm gì thì hậu quả nặng nề nhất có thể gặp là thoái hóa khớp gây mất khả năng vận động.

Cứng khớp đi liền với sụn khớp hư tổn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đi cùng với dấu hiệu cứng khớp là tình trạng sụn khớp bị hư tổn, bào mòn dần. Có đến 90% người ở tuổi 35 - 40 bắt đầu cảm nhận những thay đổi này vì sụn khớp “xuống cấp”. Khi đó, bề mặt sụn dần trở nên xù xì rồi mòn đi, nứt vỡ, khiến hai đầu xương mất đi lớp đệm có tác dụng giảm lực và ma sát nên cọ vào nhau gây đau đớn kéo dài cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như: xương mọc gai, biến dạng khớp, cứng khớp nặng…

Thực tế cho thấy, những hư hại ở sụn khớp có thể xảy ra từ độ tuổi còn trẻ: 20-30 tuổi. Lý do vì giới trẻ ngày càng có xu hướng sử dụng khớp “quá tải”, chơi thể thao quá sức, ngồi một chỗ quá lâu…, khiến sụn nhanh thoái hóa.

Đặc biệt, trước tình trạng khớp bị đơ cứng hay đau, không ít người tìm đến thuốc giảm đau, giãn cơ và xem chúng như là “thần dược”. Việc lạm dụng thuốc giảm đau làm che mờ triệu chứng bệnh, dẫn đến bệnh âm thầm diễn tiến nặng và nhanh hơn do không được điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh là do sụn hư tổn. Y văn thế giới đã chứng minh, các thuốc giảm đau (thường chứa corticoid) chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng (trong thời gian ngắn với chỉ định của bác sĩ), còn quá trình thoái hóa sụn vẫn tiếp tục diễn ra, khiến khớp nhanh thoái hóa, đau, cứng ngày một tăng nặng.

Bảo vệ và tái tạo sụn khớp từ gốc nhờ dưỡng chất sinh học
Khi đối mặt với các cơn đau, đơ cứng khớp, người bệnh cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có thể sẽ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời được điều trị tái tạo sụn khớp từ đó phục hồi chức năng của khớp.

Để tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp, điều quan trọng là phải duy trì các yếu tố cần thiết cho một sức khỏe tốt: dinh dưỡng khoa học, tập luyện điều độ, nghỉ ngơi và duy trì cân nặng phù hợp...
Đặc biệt, với sụn khớp, những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực sinh học phân tử đã chứng minh dưỡng chất sinh học UC-II do các nhà khoa từ Viện InterHealth (Mỹ) phát minh có khả năng bảo vệ, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả. Tác dụng của UC-II qua đường uống là nhờ dưỡng chất này tương tác với các mảng peyer ở ruột non, từ đó đáp ứng điều hòa miễn dịch, ngăn chặn cơ chế tự hủy hoại sụn khớp của cơ thể, điều chỉnh các phản ứng viêm, đau, cứng khớp; đồng thời cung cấp nguyên liệu để tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp từ gốc.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sau 4 tuần sử dụng, UC-II giúp giảm 33% tình trạng cứng khớp và khó vận động, giảm 40% đau nhức khớp. UC-II vì thế được sử dụng trong quân đội Mỹ nhằm làm tăng sức bền, sự dẻo dai của các khớp xương cho binh lính.

5 loại món ăn có chức năng giảm cơn đau lưng rất hiệu quả

Đau lưng là bệnh phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong cuộc sống ngày nay, hầu như ai cũng đã từng ít nhất phải chịu các cơn đau lưng một lần trong đời, tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Và trong chính khẩu phần ăn hàng ngày, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng có tác dụng tốt trong việc giảm đau lưng. Vậy ăn gì giảm đau lưng? Thực phẩm nào đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe hơn? Chúng ta cùng tìm hiểu xem.
Có thể bạn quan tâmĐau cột sống lưng khám ở đâu?
Tùy vào tình trạng bệnh lý mà bạn có các biện pháp chữa trị khác nhau, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cùng với sự chỉ dẫn của bác sĩ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một số loại thực phẩm dưới đây có tác dụng tốt trong việc giảm đau lưng mà bạn cần biết.
Ăn cá có tác dụng kháng viêm, giảm đau lưng
Hình ảnh
Trong các có chứa nhiều omega 3 có tác dụng kháng viêm, giảm đau lưng hiệu quả
Cá là một loại thực phẩm có hàm lượng cao các axit béo omega 3 có tác dụng giảm viêm, kháng viêm hiệu quả. Do đó, người bệnh nên bổ sung cá vào thực đơn hàng tuần, các cơn đau lưng sẽ nhanh chóng biến mất.
Bạn nên ăn từ 3-4 bữa cá/tuần, các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá chép…
Rau xanh, hoa quả
Hình ảnh
Tăng cường ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong mỗi bữa ăn không chỉ tốt cho sức khỏe, giảm đau lưng mà còn có tác dụng làm đẹp da cho các chị em phụ nữ cực hiệu quả.
Trong các loại thực phầm này thường ít calo chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể, vì vậy bạn nên bổ sung nhiều các loại rau xanh và hoa quả như: súp lơ, cam, bưởi, táo, nho…
Hạt dẻ
Trong hạt dẻ có chứa các chất có công dụng bổ thận khí, làm mạnh lưng gối
Trong hạt dẻ có chứa các chất có công dụng bổ thận khí, làm mạnh lưng gối, vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng có khuyên bạn nên ăn hạt dẻ hàng ngày hoặc nấu cháo hạt dẻ ăn cũng rất tốt trong việc điều trị bệnh đau lưng. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn ăn quá nhiều bởi đôi khi không phải cái gì nhiều cũng là tốt.
Mỗi ngày ăn từ 10-15 hạt dẻ hoặc 1 bát cháo hạt dẻ là tốt nhất, ăn thường xuyên trong một thời gian để nhận thấy tác dụng mang lại.
Hạt sen
Hạt sen được xem như một loại thuốc quý có tác dụng chữa nhiều loại bệnh cực hiệu quả
Hạt sen được xem như một loại thuốc quý trong đông y bởi nó có tác dụng điều trị nhiều bệnh như: an thần, mất ngủ, chống lão hóa, đau đầu, thận hư…
Vì vậy ăn hạt sen rất tốt cho sức khỏe và điều trị các bệnh đau lưng do thận hư rất hiệu quả. Bạn có thể nấu cháo hay nấu chè hạt sen ăn hàng tuần.
Nghệ, gừng
Nghệ, gừng..là các loại gia vị có tác dụng giảm đau hiệu quả. Trong nghệ còn có chứa các chất chống viêm giúp bảo vệ xương khớp rất tốt, do đó, bạn có thể sử dụng nghệ, gừng trong mỗi bữa ăn sẽ giúp đánh bay các cơn đau lưng dai dẳng.
Đó là một vài loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và tốt cho những người mắc bệnh đau lưng, ngoài ra bạn nên chú ý bổ sung nhiều nước, uống 2-3 l nước mỗi ngày nhằm thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm một vài bài tập yoga trị đau lưng đơn giản tại nhà, kết hợp ăn uống và tập luyện sẽ nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật một cách hiệu quả.
Xem thêm
Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

5 động tác thể dục chữa đau lưng, thoát vị địa đệm tận gốc

Đau cột sống lưng là dấu hiệu phổ biến ở phần đông ở mọi lứa tuổi từ người lớn tuổi đến trẻ tuổi. Đặc biệt là những bạn làm việc văn phòng, lười hoạt động. Sau đây là các bài tập thể dục điều trị đau cột sống lưng hiệu quả mà đơn giản, dễ thực hiện.
Có thể bạn quan tâmĐau cột sống lưng khám ở đâu
5 bài tập thể dục chữa đau lưng và thoát vị địa đệm
1. Bài tập dựa tường
Bài tập bắt đầu bằng cách đứng song song trước từng với một khoảng cách tầm 2 bước chân. Lòng bàn tay được đặt vào mặt tường, 2 tay và 2 chân dang rộng bằng vai, tư thế tương tự như khi chống đẩy trên mặt đất.
Hình ảnh
Sau đó từ từ đẩy người về phía trước, 2 chân nhón lên căng người thẳng cả chân và lưng. 2 cánh tay gập lại, mặt hướng sát vào tường rồi từ từ đẩy ra. Thực hiện động tác khoảng 10 phút, chú ý luôn giữ chân và lưng thẳng.
Đây là bài tập thể dục có tác dụng kéo dãn xương sống và thư giản gân cốt giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn, tránh được các bệnh đau lưng xảy ra thường xuyên.
2. Bài tập lưng thẳng
Bài tập khá đơn giản nhưng yêu cầu tính tập trung và giữ thăng bằng cao. Bắt đầu, 2 tay dang ngang, 2 chân đứng dang ra rộng một khoảng bằng vai.
Bước tiếp theo, hóp bụng và gập người xuống một góc 90 độ. Chú ý làm chậm rãi và phải luôn giữ lưng thẳng.Đầu gối không được co lại hay đẩy ra phía trước. Động tác được giữ nguyên từ 10 – 15s.
Bài tập thế dục chữa đau lưng này giúp thư giản gân cốt, kéo căng các xương cột sống làm giảm nhanh các cơn đau mõi. Ngoài ra, bài tập còn làm giảm mở thừa, giúp cơ thể săn chắc.
3.Tư thế chim yến bay
Đây là bài tập thể dục điều trị đau lưng và thoát vị địa đệm hiệu quả được nhiều người tin dùng nhất. Để thực hiện động tác sau, mọi người có thể nằm trên giương hoặc trên sàn (không nằm nệm quá dày).
Đầu tiên, đưa 2 tay và 2 chân lên cao để đẩy về phía sau tạo thành một hình cánh cung như chú chim yến bay. Khi đó, ngẩng đầu về phía trước, tay và chân càng căng ra phía sau càng tốt. Giữ tư thế cố định cho đến khi mỏi thì hạ xuống.
Thư giản và luyện tập thường xuyên động tác từ 30 lần trong ngày sẽ giúp làm giảm đau lưng và điều trị các bệnh liên quan về xương như thoát vị địa đệm. Bài tập nên được kết hợp cùng với các phương pháp điều trị chính của bác sĩ đề có thể đạt được hiệu quá tốt hơn.
4. Nằm nghiên, kéo căng cơ đùi
Động tác chữa đau lưng này có thể được thực hiện trên sàn hoặc tại giường. Chuẩn bị, nằm nghiên bên phải, tay duỗi thẳng ra để gối đầu, 2 chân duỗi thẳng song song và đặt chồng lên nhau.
Thực hiện, chân trái co lên sao cho chạm vào mông, dùng tay trái để giữ chân lại. Nhẹ nhàng nắm chặt chân, kéo căng về phía xương cụt và giữ nguyên tư thế trong 30s.
Động tác này có tác dụng làm dãn các cơ xương hông và thắt lưng hết cỡ, tạo cảm giác thoải mái và làm giảm các cơn đau lưng hiệu quả. Nên thực hiện mỗi bên 5 lần và đổi chân lại.
5. Đi bộ chữa đau lưng
Đi bộ cũng là một động tác có tác dụng chữa đau lưng, nhưng bài tập này chỉ phát huy hết tác dụng khi thực hiện đúng cách. Đi bộ thường xuyên giúp cải thiện và củng cố dây chằng tại vùng thắt lưng.
Một số nguyên tắc khi đi bộ chữa đau lưng:
Khi đi bộ luôn phải giữ lưng thẳng, đầu hướng về phía trước, vai và cánh tay thoải mái đánh nhẹ nhàng, tự nhiên.
Thời gian đầu tiên nên đi chậm rãi, sau đó tăng dần tốc độ đi, nhưng cần đảm bảo bước đi nhanh phải dứt khoác và nhẹ nhàng.
Lưu ý khi đi bộ nên thở bằng mũi, hơi thở đều đặn từ nhiên để không bị mất sức.
Mỗi ngày duy trì thói quen từ 30 – 45 phút rất có lợi cho sức khỏe lưng cũng như phòng các bệnh khác như tim mạch, tiêu hóa,…
Lợi ích của các bài tập chữa đau lưng đối với sức khỏe
Tác dụng chung của các bài tập chữa đau lưng trên là kéo dãn gân cốt, các cơ xương được kéo căng và thư giản. Thực hiện đều đặn các bài tập này mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các cơn đau lưng hiệu quả .
Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên còn có các tác dụng khác như:
Giảm Cholesterol, tránh các bệnh béo phì, mỡ trong máu.
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
Giảm căng thẳng đầu óc và stress, tạo cảm giác vui vẻ và thoải mái.
Giúp xương chắc khỏe.
Bài viết trên đã điểm qua 5 bài tập thể dục chữa đau lưng được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Để đạt hiệu quả chữa bệnh, các bài tập nên thực hiện đều đặn mỗi ngày. Ngoài ra, không nên tập quá sức và luôn theo dõi tình trạng cơ thể, nếu thấy không thuyên giảm thì nên đến ngay cơ sở khám bệnh để được tư vấn và điều trị.
Nguồn:
https://news.zing.vn/kham-dau-cot-song- ... 26160.html
Có thể bạn quan tâm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Bạn sẽ bị các cơn đau hành hạ, làm bạn bức rức và mệt mỏi? Bạn không muốn làm bất cứ công việc gì khi bị căn bệnh thoát vị đĩa đệm? Nó đang làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, cũng như tạo ra các phiền phức trong sinh hoạt. Do đó, bạn rất muốn biết Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất để nhanh chóng hết bệnh? Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để có phản hồi chính xác nhất nhé!
Hình ảnh
Điều trị thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?

Khi mắc phải các dấu hiệu của căn bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra các cơn đau đớn hành hạ. Làm cho người bệnh mệt mỏi, chán nản, khiến cho tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, rất nhiều người muốn biết chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất? Để nhanh chóng thoát được căn bệnh gây ra sự đau đớn hành hạ người bệnh trong suốt thời gian vừa qua.
Trước tiên, bạn nên đến bệnh viện để các bác sỹ thăm khám cũng như kiểm tra, tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh để có hướng chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất. Vì ở những bệnh viện lớn có đầy đủ các loại máy móc hiện đại, cũng như đội ngũ bác sỹ có trình độ cao sẽ nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi căn bệnh trong một thời gian ngắn nhất. Khi còn đang phân vân không biết chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất thì bạn nên hỏi những người đã từng bị bệnh, và xem họ đã áp dụng phương pháp điều trị cũng như đến địa chỉ nào để chữa trị.
Các địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín
Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm, thì việc đầu tiên người bệnh quan tâm đó là chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất, để người bệnh đến điều trị cũng như chấm dứt hẳn tình trạng căn bệnh, cùng với các cơn đau hành hạ. Ngoài ra người bệnh cũng rất muốn biết có những phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm và đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Nếu như chữa bằng Đông y, thì việc sử dụng các bài thuốc uống kết hợp với các phương pháp bấm huyệt, xoa bóp, thủy châm, châm cứu sẽ nhanh chóng giúp người bệnh không phải chịu đựng những cơn đau hành hạ, cũng như có thể chữa trị dứt điểm bệnh. 
Người bệnh sử dụng phương pháp Tây y, thì sẽ được bác sỹ thăm khám kiểm tra, sau đó tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh và được kê đơn thuốc uống. Có thể kể đến một số loại thuốc hay dùng như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ để nhanh chóng làm dịu cơn đau trong một thời gian ngắn. 
Thoát vị đĩa đệm chữa ở đâu? Còn tùy thuộc vào việc người bệnh lựa chọn phương pháp chữa bệnh theo Đông y hay Tây y mà người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng. Đồng thời lựa chọn phương pháp chữa bệnh phù hợp để nhanh chóng không bị các cơn đau hành hạ, đặc biệt có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này càng nhanh càng tốt.
Ngoài ra để ngăn ngừa và phòng chống căn bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra, bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý khoa họ. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung lượng canxi cho xương chắc khỏe, không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặt khác, không nên làm việc quá sức sẽ khiến bệnh thoát vị đĩa đệm thêm nặng. Hãy tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, vừa nâng cao được tình trạng sức khỏe, vừa phòng chống được một số căn bệnh cho bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
Đau cột sống lưng khám ở đâu?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Cảnh giác triệu chứng đau cột sống lưng

Đau lưng không xác định nguyên nhân là một trong những triệu chứng phổ biến hiện nay, đặc biệt là nhân viên văn phòng. Cơn đau thường chỉ thoáng qua lúc sinh hoạt hoặc vận động hằng ngày, tác động nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của bệnh nhân. Vậy đau cột sống lưng không xác định lý do là bệnh gì? Khi đau cột sống lưng khám ở đâu?
Hình ảnh
Đau lưng không rõ nguyên nhân là bệnh gì?
Nguyên nhân gây những cơn đau lưng bất chợt thường rất đa dạng nhưng về cơ bản các cơn đau đều có nguồn gốc từ sự thay đổi của thời tiết, thói quen sinh hoạt hay vận động không đúng cách. Cụ thể:
– Thời tiết thay đổi đột ngột
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho các cơ, gân, mạch máu và dây chằng co giãn quá mức gây nên các cơn đau lưng. Đặc biệt là những người đã có tiền sử về bệnh xương khớp ở vùng lưng hay các vùng lân cận
Bị đau lưng nhưng vẫn không rõ nguyên nhân
Thông thường, đau lưng do nguyên nhân này có thể tự hết nếu cơ thể thể đã thích nghi được với thời tiết. Người bệnh có thể điều trị bằng cách kết hợp các bài tập thể dục cũng như xoa bóp, mát – xa tại các vùng xương bị đau.
– Làm việc trong 1 tư thế với thời gian dài
Làm việc trong 1 tư thế với thời gian dài gây cản trở quá trình tuần hoàn máu, các chất trung gian hóa học trong cơ thể bị ứ đọng, không đảm bảo được dinh dưỡng cho xương cột sống gây nên các cơn đau âm ỉ khi cúi hay xoay người.
Ngồi nhiều khiến lưng bị đau âm ỉ
– Thường xuyên đi giày cao gót
Đi giày cao gót có thể ảnh hưởng đến cột sống
Đi giày cao gót thường xuyên có thể gây co rút gân kheo và cơ mông, từ cột sống limbo – xương và xương chậu khiến lưng bị đau.
Ngoài những nguyên nhân do sinh hoạt không đúng cách, đau lưng không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm như:
– Trật vẹo, bong gân cột sống.
– Đau khớp gối, đau và gây sưng mu bàn chân, gây biến dạng bàn chân hoặc có thể dẫn đến các bệnh lý nặng như thoát vị địa đệm.
– Các bệnh về thận
Dấu hiệu nhận biết căn bệnh này là các cơn đau lưng sẽ xuât phát từ vùng lưng dưới bả vai và lan xuống vắt ngang hông, đi xuống góc phải của bụng và tới bộ phận sinh dục.
Đau lưng có thể là dấu hiệu của các bệnh về thận
– Thoái vị đĩa đệm
Đĩa đệm thoái hóa do bao xơ bị rách chèn vào các sợi dây thần kinh sống gây ra các cơn đau lưng.
Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm
– Thoái hóa cột sống, loãng xương, người có cột sống hẹp.
Các phương pháp điều trị bệnh đau lưng
Nhiều người thường chủ quan khi xuất hiện các cơn đau ở vùng lưng. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, để tránh diễn biến bệnh nặng hơn cũng như các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Đối với trường hợp người bệnh xuất hiện các cơn đau vùng lưng không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp thăm khám như:
– Khám lâm sàng để đánh giá chức năng, vận động của lưng, cột sống.
– Khám tiền sử bệnh để nắm được một số thông tin cần thiết về tần suất các cơn đau xuất hiện, thời gian đau, các chấn thương ở lưng hay những bệnh lý đã và đang mắc phải.
– Chuẩn đoán hình ảnh. Đây là bước thăm khám rất quan trọng trong việc đánh giá tình trạng bệnh, biết được vùng tổn thương. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như X-quang, chụp cắt lớp (CT), chụp cổng hưởng từ (MRI)…
Sử dụng đá nóng làm giảm mệt mỏi hiệu quả
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các cách điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị như:
Sử dụng thuốc: Với trường hợp nhẹ, các cơn đau tức thời, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, sưng viêm. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Người bệnh nên sử dụng thuốc đúng liều lượng của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục.
Phẫu thuật: Áp dụng trong những trường hợp bệnh có diễn biến nặng, các cơn đau liên tục, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vật lí trị liệu: Đây là phương pháp điều trị khá phổ biến, bằng việc sử dụng các phương pháp vật lí như bấm huyệt, massage hoặc sử dụng các tác nhân hóa học như: điện trị liệu, nhiệt trị liệu,… nhằm phục hồi lại chức năng các cơ lưng, giảm đau và cải thiện sức khỏe vùng lưng.
Cách phòng tránh các bệnh đau lưng hiệu quả
Đa phần những người bị đau lưng là dân văn phòng, những người ngồi làm việc thường xuyên trên máy tính. Vì thế, khi làm việc nên thường xuyên thực hiện một vài động tác vận động nhẹ giữa giờ để giúp cơ thể thư giản.
Tập thể dục thường xuyên và đều đặn là cách phòng bệnh tốt nhất, đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp
Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng có chứa nhiều canxi, vitamin D như: rau củ, hải sản,… Đồng thời không nên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
Khi khuân vác các vật nặng nên bưng bê đúng cách tránh để bị cong vẹo cột sống.
Trên đây là những giải đáp đau lưng không rõ nguyên nhân là bệnh gì, hướng điều trị và cách phòng ngừa mà bạn có thể tham khảo. Để biết chính xác được nguyên nhân gây ra các cơn đau, tốt nhất người bệnh nên thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị phù hợp. Tránh trường hợp để trình trạng bệnh quá nặng mới điều trị vì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Xem thêm:
Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt
Khám đau cột sống lưng ở đâu ?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Nhận biết thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống có dấu hiệu đặc trưng là đau cột sống lưng. Hai vị trí thường gặp thoát vị đĩa đệm là khu vực cổ và vùng thắt lưng. Nhân đĩa đệm được cấu thành bởi sụn, nằm giữa hai thân đốt sống. Chức năng của chúng có tác dụng hấp thụ lực, nằm vị trí trung gian giữa hai đốt sống và hỗ trợ hoạt động giữa 2 đốt sống được trơn tru. Theo thời gian, nhân đệm bị mất dần thành phần nước và bị cứng, giòn, dễ gãy, lệch ra khỏi vị trí bản lề giữa hai đốt sống. Khi nhân đệm trượt nghiêm trọng, nó có thể chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống gây ra triệu chứng yếu liệt.
Hình ảnh
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm?
Hầu hết thoát vị đĩa đệm không gây ra triệu chứng. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nơi đĩa đệm bị trật trên xương sống. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm đau lưng, thay đổi trong việc đại tiện hoặc tiểu tiện, nhức đầu, đau cổ, tê liệt, ngứa ran và mệt mỏi.
Xem thêmĐau cột sống lưng khám ở đâu?
Một số các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy liên hệ bác sĩ nếu cơn đau ở lưng và cổ của bạn lan xuống cánh tay và chân, đặc biệt nếu cơn đau đi kèm tê, ngứa ran và mệt mỏi. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Có thể bạn quan tâmChữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt?
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyen nhan thoat vi dia dem là gì?
Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa. Khi bạn già đi, nhân đĩa đệm sẽ mất dần nước. Điều này khiến chúng trở nên cứng, dễ gãy, rạn, trượt, thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người.
Bạn nên sử dụng kết hợp cơ lưng, cơ chân và đùi để nâng vật nặng, nếu đứng thẳng cúi người, chỉ dùng cơ lưng nâng vật nặng cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Trong một vài trường hợp hiếm, bạn cũng bị thoát vị đĩa đệm nếu ngã hoặc bị va chạm mạnh vào lưng.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm tác động đến cả nam và nữ, phổ biến nhất là từ 30-50 tuổi. Hầu hết bệnh nhân đều cải thiện bệnh hơn sau khi được điều trị. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm?
Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm:
Làm một số hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến việc cúi gập người hoặc vặn xoay người quá mức;
Chơi các môn thể thao tác động mạnh;
Hút thuốc;
Bị bệnh béo phì: cân nặng sẽ gây áp lực lên phần đĩa đệm ở lưng dưới của bạn;
Di truyền: bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm nếu gia đình bạn có người mắc bệnh này.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm?
Bác sĩ sẽ kiểm tra liệu bạn có mắc thoát vị đĩa đệm hay không dựa trên tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang cột sống. Các trường hợp nặng có thể cần chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán chính xác hơn và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm?
Việc chữa thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Khoảng 95% người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cảm thấy khá hơn mà không cần phẫu thuật và trở lại cuộc sống bình thường trong vòng vài tuần.
Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau. Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị. Ngoài ra bạn có thể tham khảo chữa thoát bị đĩa đệm bằng đông y để mau hết bệnh.
Xem thêm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không