Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cột sống của con người có thể được coi là bộ phận vững chắc nhất, nhưng tuy thế, khi trải qua nhiều tác động như cúi, nâng, xoay hay vặn vẹo thì cột sống sẽ nhanh bị tổn thương, đặc biệt là ở cột sống cổ và bộ phận của cột sống cổ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các đĩa đệm. Các tổn thương đĩa đệm cột sống sẽ khiến cho cơ thể thấy đau nhức, và chắc chắn rằng có đến 2/3 số người sẽ bị đau cổ ít nhất là một lần trong đời.

1/ Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, không những gây ra những cơn đau cổ, mà trong quá trình thoái hóa sẽ gây đau, tê và suy yếu vùng vai gay, cánh tay, bàn tay… Cảm giác sẽ luôn khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt mỗi ngày cũng như chất lượng cuộc sống.


Cột sống cổ được cấu tạo với 7 đốt sống, giữa hai đốt sống sẽ có một đĩa đệm đàn hồi, nó sẽ giúp cho những vận động vùng cổ linh hoạt hơn. Tuy nhiên, theo thời gian và tác động, đĩa đệm sẽ dần bị thoái hóa, bó hẹp lại không gian giữa các đốt sống và chèn ép lên dây thần kinh, tình trạng này gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 40 trở lên.

Các dấu hiệu phổ biến và rõ ràng nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là cơn đau và cứng cổ, ngoài ra, do dây thần kinh bị tác động sẽ khiến người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau, tê vùng vai, và hai cánh tay, bàn tay.

2/ Chẩn đoán bệnh

Để chuẩn đoán bệnh một cách chính xác, đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi những triệu chứng cơn đau trước đó và những tác động khiến người bệnh thấy đau, sau đó sẽ tiến hành các kiểm tra vận động và phản xạ thần kinh.
Với các kết quả chụp xquang, cộng hưởng từ và CT cắt lớp, các bác sĩ sẽ xác định vị trí và nguyên nhân gây ra những cơn đau cổ.

3/ Những biện pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, trước hết với những cơn đau có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen và các loại thuốc chống viêm không có steroid như ibuprofen, naproxen. Khi cơn đau quá dữ dội, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp steroid ngoài màng cứng.

Những phương pháp trị liệu cũng có thể được sử dụng để làm tăng khả năng vận động, cải thiện các cơn đau cổ, cứng khớp bằng cách kéo giãn cột sống hoặc tác động cơ bắp…

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, có thể là loại bỏ các nhân nhày bị thoát ra, cắt phần đĩa đệm bị vỡ, hoặc là thay thế bằng một đĩa đệm nhân tạo. Sau phẫu thuật, người bệnh cần cố gắng tránh những va đập hay vận động gây đau. Nên kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và sinh hoạt lành mạnh nhất để bệnh không quay trở lại.
-------------
Mời bạn tim hiểu thêm: điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng